KHU CÔNG NGHIỆP VĨNH LỘC 2

VỊ TRÍ CHIẾN LƯỢC VỚI CÁC ĐẦU NỐI GIAO THÔNG THUẬN LỢI:

KCN Vĩnh Lộc – Bến Lức (VL2) toạ lạc tại vị trí Km 1929 – 1930 Quốc lộ 1, Ấp Voi Lá, xã Long Hiệp, huyện Bến Lức, tỉnh Long An.

KCN Vĩnh Lộc 2 tọa lạc tại vị trí được xem là cửa ngõ phía Tây của TP. HCM đi các tỉnh miền Tây Nam Bộ và ngược lại, giáp ranh với huyện Bình Chánh, TP.HCM có cổng chính áp sát Quốc lộ 1 với vị trí thuận lợi cho nhiều loại phương tiện vận chuyển đi đến theo nhiều đường và nhiều hướng khác nhau nhằm rút ngắn thời gian đi lại. Song song đó tuyến đường cao tốc Sài Gòn – Trung Lương (giai đoạn 1 với 04 làn xe) chạy áp sát mặt sau KCN.

Vị trí gần cảng cả về đường bộ và đường thủy sẽ giúp cho nhà đầu tư đa dạng phương tiện và hình thức xuất nhập nguyên liệu hàng hóa từ đó góp phần tiết giảm thời gian cũng như chi phí vận chuyển. Có thể nhận định rằng đây là là một lợi thế mà ít KCN nào có được.

Có thể nói KCN Vĩnh lộc 2 là tâm điểm trên bản đồ đầu tư so với các KCN trên địa bàn các tỉnh thành khu vực Tây Nam của Việt Nam.

HỆ THỐNG CÁC TUYẾN ĐƯỜNG KẾT NỐI KHU CÔNG NGHIỆP VĨNH LỘC 2

- Cách trung tâm thành phố: 25 km
- Cách sân bay Tân Sơn Nhất: 28km
- Cách ngã 3 An Lạc (điểm nối vào đại lộ Đông Tây): 14 km
- Cách ngã 3 Nguyễn Văn Linh (đoạn nối vào QL1A): 10 km
- Cách Khu đô thị Phú Mỹ Hưng: 22 km
- Cách cảng Sài Gòn: 27 km
- Cách cảng Bourbon (Bến Lức): 04 km

Bản Đồ Đường Đi


NHỮNG TIỆN ÍCH KHU CÔNG NGHIỆP

VỊ TRÍ

  Long An nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, có vị trí địa lý:

                     Phía Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, TP. HCM và tỉnh Svay Rieng, Campuchia
                     Phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Tiền Giang và tỉnh Đồng Tháp
                     Phía Đông và Đông Bắc giáp TP. HCM
                     Phía Tây giáp tỉnh Prey Veng, Campuchia.
 
Các điểm cực của tỉnh:
                    Điểm cực Bắc tại xã Hưng Điền A, huyện Vĩnh Hưng
                    Điểm cực Nam tại xã An Lục Long, huyện Châu Thành
                    Điểm cực Đông tại xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc
                    Điểm cực Tây tại xã Hưng Điền, huyện Tân Hưng.

DÂN SỐ

Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số toàn tỉnh Long An đạt 1.688.547 người, mật độ dân số đạt 376 người/km². Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 271.580 người, chiếm 16,1% dân số toàn tỉnh, dân số sống tại nông thôn đạt 1.416.967 người, chiếm 83,9% dân số. Dân số nam đạt 842.074 người. Trong khi đó nữ đạt 846.473 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương là 1,62%. Tỷ lệ đô thị hóa tính đến năm 2020 đạt 18%.

TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Nổi tiếng với nhiều sản phẩm nông nghiệp như gạo Tài Nguyên, gạo Nàng Thơm Chợ Đào, rượu Đế Gò Đen, dưa hấu Long Trì, dứa Bến Lức, đậu phộng Đức Hòa, mía Thủ Thừa, thanh long Châu Thành,... Đặc biệt, lúa gạo chất lượng cao là sản phẩm nông nghiệp chủ lực phục vụ xuất khẩu.
Công nghiệp đạt khoảng 50% giá trị trong nền kinh tế tỉnh, được biết đến với những sản phẩm như dệt may, thực phẩm chế biến, xây dựng... Trong bảng xếp hạng về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Việt Nam năm 2018, tỉnh Long An xếp ở vị trí thứ 2 trong 13 tỉnh Long An, là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với đồng bằng sông Cửu Long, có chung đường ranh giới với thành phố Hồ Chí Minh. Hệ thống giao thông kết nối tỉnh với khu vực khá hoàn chỉnh, bao gồm đường bộ lẫn đường thuỷ.

GIAO THÔNG

Các tuyến quốc lộ - cao tốc:

             + Hiện hữu: 1A, 50, 62, N2 (đường Hồ Chí Minh), đường cao tốc TP. HCM - Trung Lương.
            + Dự kiến: 50B (Đường động lực TP. HCM – Long An – Tiền Giang), N1, Đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, Đường Vành Đai 3, Đường Vành Đai 4.

Các tuyến đường tỉnh được đánh số từ 816 - 840.
Ngoài hệ thống giao thông đường bộ Long An cũng là tỉnh có hệ thống giao thông đường thuỷ chằng chịt với các tuyến giao thông như sông Vàm Cỏ Đông, sông Vàm Cỏ Tây, sông Rạch Cát (sông Cần Giuộc). Các tuyến đường thuỷ quan trọng như TP. HCM - Kiên Lương, TP. HCM - Cà Mau, TP. HCM - Tây Ninh đều qua Long An theo kênh Nước Mặn, sông Rạch Cát, sông Vàm Cỏ Đông. Các loại phương tiện vận tải thuỷ trên 100 tấn có thể theo các kênh rạch như Phước Xuyên, Dương Văn Dương, Trà Cú, Kinh Xáng, sông Bến Lức, sông Rạch Cát, kinh Thủ Thừa... đi từ miền Tây đến TP. HCM.
Dọc theo tuyến biên giới ở Long An, hiện nay có 5 cửa khẩu, bao gồm:
          Mỹ Quý Tây (Xòm-Rông) - Đức Huệ
          Hưng Điều A (Đức Huệ)
          Bình Hiệp (Prây-Vo) – Thị xã Kiến Tường
          Vàm Đồn – Vĩnh Hưng
          Kênh 28 – Vĩnh Hưng
Ngoài ra, còn có 5 điểm trao đổi hàng hoá khác như Voi Đình, Sóc Rinh thuộc huyện Đức Huệ, Tà Lọt thuộc huyện Mộc Hoá, Rạch Chanh, Tàu Nu, Cây Trâm Dồ thuộc huyện Vĩnh Hưng.


TỔNG KHU CÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH LONG AN: 37 KHU CÔNG NGHIỆP

Vị Trí

Bến Lức là một huyện thuộc tỉnh Long An. Là một địa bàn chiến lược về kinh tế và quân sự của TP. HCM, là cửa ngõ phía Bắc của miền Tây Nam Bộ. Bến Lức cách TP.HCM khoảng 30 km về hướng Tây Nam và cách thành phố Tân An 15 km về hướng Đông Bắc.

Bến Lức nằm ở phía Đông của tỉnh Long An, là một địa bàn chiến lược về kinh tế và quân sự, là cửa ngõ phía Bắc của miền Tây Nam Bộ. Huyện Bến Lức, có diện tích 285,97 km2.

– Phía Bắc giáp huyện Đức Hòa, Đức Huệ
– Phía Đông giáp huyện Bình Chánh, TP.HCM
– Phía Nam giáp huyện Cần Giuộc, huyện Cần Đước, huyện Tân Trụ
– Phía Tây giáp huyện Thủ Thừa

 

SỰ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG CỦA HUYỆN BẾN LỨC

Tính đến thời điểm hiện tại, huyện Bến Lức nói riêng và tỉnh Long An nói chung đã trở thành khu vực thu hút hàng trăm dự án khu đô thị lớn nhỏ đầu tư và các cơ sở hạ tầng cũng được triển khai mạnh mẽ như: tuyến đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương, đường cao tốc Long An – Tân Sơn Nhất, Đại lộ Đông – Tây, các tuyến đường Vành Đai 1, Vành Đai 2, Vành Đai 3, Vành Đai 4, các dự án nâng cấp đường tỉnh lộ, đường xuyên tâm…

 

Đặc biệt, địa phương đang được chính phủ đẩy mạnh phát triển hạ tầng, hai tuyến đường cao tốc lớn đều chạy ngang qua địa phận Bến Lức, trong đó 1 tuyến cao tốc TP.HCM – Trung Lương đã đi vào hoạt động, đây cũng là tuyến cao tốc đầu tiên tại phía Nam.

 

Từ đầu năm 2018 đến nay thị trường bất động sản vùng ven TP. HCM vẫn là điểm sáng cho những nhà đầu tư, hưởng lợi từ quy hoạch vùng phát triển các đô thị vệ tinh ven thành phố và các hạ tầng giao thông đã và đang triển khai đồng bộ như cao tốc Bến Lức – Long Thành – Dầu Giây thông xe vào năm 2021, đường Vành Đai 4 đang dần kết nối, tuyến Metro ga Bến Lức, tuyến đường sắt TP.HCM – Cần Thơ…

 

Theo thống kê từ hiệp hội bất động sản Việt Nam thì tỷ suất lợi nhuận từ bất động sản vùng ven thành phố tăng từ 20- 30%/năm, Bến Lức Riverside đặc biệt sở hữu loại hình bất động sản công nghiệp nên nhu cầu thực về nhà ở cho công nhân và chuyên gia ngày càng cao khi tỷ lệ các công ty đã lấp đầy vào KCN.

 

Xét về mặt bằng giá chung so với các khu vực lân cận TP.HCM như Bình Dương – Đồng Nai thì bất động sản Long An còn đang khá mềm, là vùng trũng về giá, tiềm năng sinh lời bức phá về giá còn rất cao. Đặc biệt hàng loạt các “ông lớn” bất động sản như Vin Group, Nam Long, Him Lam, Vạn Thịnh Phát, Becamex… đổ bộ sở hữu quỹ đất tại Long An từ vài trăm hecta, sẽ tạo nên cú hit bùng nổ làm bất động sản Long An “nóng” lên trong thời gian gần đây.